Part 2: BIM with infrastructure design consulting companies

Các khó khăn thách thức khi chuyển sang BIM
 Như phần 1 đã đề cập, công nghệ BIM sẽ nhanh chóng trở thành xu hướng chủ đạo cho ngành xây dựng nói chung và tư vấn thiết kế hạ tầng nói riêng. Việc ứng dụng BIM một cách rộng rãi đã và đang tạo ra nhiều thay đổi to lớn trong nghành xây dựng, cụ thể là hình thức hợp đồng Design-Build có xu hướng thay thế dần Design-Bid-Build.

Việc hiểu rõ bối cảnh đang thay đổi nhanh này cũng như các khó khăn thách thức thường gặp có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của quá trình đổi mới công nghệ từ CAD sang BIM. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ về một số vấn đề có thể bạn sẽ gặp phải trong tương lai.

– Nhận thức:

Do BIM là một hướng công nghệ rất mới, trên thực tế là tổng hợp cả tri thức chuyên ngành xây dựng hạ tầng với CNTT nên nhận thức về BIM còn rất khác nhau, không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Kinh nghiệm 20 năm hợp tác với các đối tác Nauy, Phần lan về phần mềm thiết kế hạ tầng cũng như về BIM cho thấy, mỗi người, mỗi công ty quan niệm về BIM rất khác nhau. Mặc dù BIM không phải là phần mềm nhưng các hãng công nghệ như Tekla (kết cấu), Graphisoft (với Archicad), Autodesk (Revit, Autocad Civil 3D, Navisworks, Infraworks), Nỗ Lực Vàng (phần mềm quản lý sản xuất bê tônggiải pháp hệ thống erp), Betley… trên thực tế đã và đang dẫn đầu trong việc nghiên cứu và quảng bá BIM. Giới đại học (đặc biệt là Hoa kỳ và Phần lan) cũng tham gia tích cực vào việc phát triển các mô hình ý niệm về BIM. Tất cả những điều này có mặt tích cực là làm cho công nghệ phát triển nhanh nhưng mặt khác cũng gây khá nhiều khó khăn về mặt nhận thức cho những người mới tiếp cận. Trong bối cảnh chưa có một nhận thức đồng thuận cao trong khi xu hướng thì đã rõ ràng thì cách tiếp cận vấn đề hợp lý là đi từng bước nhỏ và đừng quá quan tâm đó đã làm BIM hoàn chỉnh hay chưa. Thực tế tại Việt nam cũng đã có công ty lớn, tìm khắp thế giới để mua “một giải pháp BIM tốt nhất”, tốn khá nhiều tiền và đáng tiếc lại chưa thành công. Trong khi đó cũng lại có nhiều công ty đã từng bước chuyển đổi sang BIM và ra được sản phẩm mà không tốn kém quá nhiều. Học hỏi các đồng nghiệp đi trước, lựa chọn tư vấn cẩn thận và hợp tác chặt chẽ với tư vấn là bí quyết để thành công.

– Nhân lực:

Nếu ngày nay ở Việt nam bạn có thể dễ dàng tuyển dụng các kỹ sư thiết kế đường bộ biết sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế 2D như NovaTDN cũ và các phiên bản dẫn xuất từ đó thì vấn đề nhân lực BIM nói chung và BIM cho hạ tầng nói riêng lại nan giải hơn nhiều. Đặc biệt nan giải hiện nay là ngoài nhân lực trực tiếp làm mô hình hóa (tương ứng với kỹ sư thiết kế hiện tại) thì có một chức danh quan trọng là Quản trị BIM (BIM Manager) mà hầu như chũng ta chưa có. Tất nhiên tình trạng này cũng là tự nhiên trước bất kỳ làn sóng đổi mới công nghệ nào. Giải pháp là nên bắt đầu thí điểm triển khai BIM ở một nhóm nhỏ, trước hết bắt đầu từ những cá nhân hăng hái nhất, đã có tìm hiểu về BIM hoặc thậm chí đã âm thầm nghiên cứu BIM từ trước. Rất nhiều công ty đã và đang có những cá nhân như vậy, vấn đề là trong phần lớn trường hợp lãnh đạo chưa nhận ra hoặc chưa ủng hộ. Khi một nhóm trong công ty được đầu tư thích hợp về đào tạo, trang bị công cụ thích hợp làm ra sản phẩm hoàn chỉnh, việc tổng kết đánh giá và nhân rộng sẽ dễ dàng và tiết kiệm hơn rất nhiều. Các sai sót, thậm chí thất bại nếu có sẽ giới hạn trong phạm vi nhỏ và có thể điều chỉnh mà không dẫn đến thiệt hại lớn. Thông thường thời gian thí điểm cho một nhóm như vậy sẽ chỉ từ 3 đến 6 tháng. “Những người tiên phong” như vậy sau này có thể được đào tạo tiếp để trở thành BIM manager.

– Quy trình:

Do BIM liên quan trực tiếp đến việc tích hợp và trao đổi thông tin nên việc xây dựng quy trình BIM (BIM guide, Project Implementation Plan…). Một điểm quan trọng cần lưu ý làm quy trình BIM không phải là cái bất biến, ngược lại nó phải được hoàn thiện liên tục. Bạn có thể bắt đầu bằng một quy trình đơn giản và hoàn thiện dần.

– Công cụ:

Mặc dù BIM không phải là phần mềm, càng không phải là phần cứng máy tính, tuy nhiên để triển khai BIM đương nhiên sẽ phải đầu tư các phần mềm công cụ thích hợp và các máy tính đủ mạnh để chạy các phần mềm đó. Do BIM đòi hỏi đồ họa 3D và hơn thế nữa nên chi phí để phát triển các phần mềm như vậy là lớn hơn rất nhiều so với phần mềm chỉ để vẽ ra bản vẽ CAD 2D và các hãng công nghệ sẽ muốn bạn phải trả nhiều hơn cho phần mềm của họ. Điều may mắn là hầu hết các hãng công nghệ lớn đều có cơ chế cho thuê phần mềm. Trước đây nếu bạn mua một phần mềm nào đó bạn phải gắn bó với nó vì đơn giản bỏ đi là lãng phí. Hơn nữa dù bạn có dự án hay không thì bạn cũng đã trả tiền phần mềm rồi. Nếu công ty của bạn có bao nhiêu người thiết kế thì bạn phải đầu tư bấy nhiêu cái khóa không phụ thuộc vào việc bạn sử dụng chúng thế nào. Với cơ chế thuê, bạn chỉ trả tiền khi bạn dùng phần mềm. Mỗi khi có dự án thiết kế bạn có thể chọn phần mềm tốt nhất đáp ứng được yêu cầu cụ thể của dự án, với số lượng license vừa đủ với thời hạn vừa đủ và chi phí thuê phần mềm sẽ được tính trực tiếp vào chi phí dự án mà không phải tính khấu hao dần như tài sản cố định. Nói cách khác thay vì đầu tư vào phần mềm bạn nên đầu tư vào con người có thể sử dụng thành thạo các phần mềm đó.

– Thể chế:

Vấn đề này đã được đề cập trong phần 1. Cái mới là Thông tư 06 hướng dẫn thi hành Nghị định 32 đã được chính thức ban hành ( http://www.moc.gov.vn/…/home/-/legal/2pBh/vi_VN/18/295208/37) . Mặc dù trong thông tư này chỉ có vài điểm đề cập đến mô hình thông tin công trình nhưng điều quan trọng là ít nhất các chi phí thuê phần mềm công cụ BIM, tư vấn quản trị BIM… có thể được đưa vào chi phí quản lý dự án và thiết kế phí. Cách lập dự toán BIM chưa được chỉ ra một cách tường minh tuy vậy điểm thuận lợi hiện nay là Viện Kinh tế xây dựng đang là cơ quan chủ trì nỗ lực đưa BIM vào thực tế nhằm mục tiêu lớn là tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả toàn ngành xây dựng nên nếu bạn gặp khó khăn gì khi vận dụng các văn bản liên quan đến BIM bạn có thể trực tiếp liên hệ với Viện để được trợ giúp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *