Lộ trình chuyển đổi
Chuyển đổi số là một quá trình, một chặng đường dài có đích đến có điểm xuất phát nhưng không có con đường chung cho mọi người mọi tổ chức, không có con đường vạch sãn. Mỗi tổ chức cần phải tự vạch ra lộ trình chuyển đổi số của mình, thậm chí con đường có nhiều đoạn vừa đi vừa tìm.
Tuy không có con đường chung của chuyển đổi số nhưng có những nguyên lý chung để tìm ra con đường ấy. Đấy là việc chia con đường dài thành những chặng đường ngắn, hoǎc theo thời gian (thường là vậy) hoặc theo những việc đã biết cần phải làm. Ở mỗi chặng đường ngắn là những cột mốc công việc, những kết quả trung gian cần đạt ở cuối mỗi chặng đường, và kèm theo phương pháp, nhân lực, vật lực để đạt được chúng. Xây dựng lộ trình là một quá trình cần đưa ra nhiều lựa chọn và quyết định.
Hinh 2.8 mô tả sơ lược quá trình lập lộ trình chuyển đổi số của một tổ chức, bắt đầu bằng việc xác định đích đến của chuyển đổi số, tiếp theo là việc xác định hiện trạng của tổ chức, khoảng cách từ hiện trạng tới đích và những việc phải làm để đi tới đích, và từ đây phân tích để xác định các chặng đường, mục tiêu, phương pháp và kế hoạch đi trên từng chặng. Một số điểm sau đây cần chú ý khi làm lộ trình chuyển đổi số:
– Xây dựng đề án chuyển đổi số với các việc cần làm về số hóa, mô hình hoạt động, con người, thể chế, công nghệ.
– Lập kế hoạch cho các giai đoạn với kết quả cần đạt. Xác định công nghệ, phương pháp và cách thực hiện kế hoạch.
– Thực thi chuyển đổi số và đánh giá hiệu quả mang lại, rút ra các bài học kinh nghiệm thành công, thất bại để điều chỉnh cách đi cho phù họp.
– Lộ trình cần linh hoạt do chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể, toàn diện và cần tiến hành từng bước.
– Cần ưu tiên đầu tư các nền tảng có giá trị sử dụng lâu dài và những việc dễ làm, ít tốn kém nhưng mang lại tác động lớn.
– Với mỗi chặng đường chuyển đổi cần xác định chính xác điểm đến, đánh giá đúng thực trạng so với đích đến, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức để vạch ra lộ trình và cách đi phù hợp. Chuẩn bị kỹ để đi nhanh.
– Huy động nhiều thành phần tham gia để cùng làm, cùng học hỏi.
– Ðầu tư đến đâu, đưa vào khai thác đến đó để phát huy hiệu quả.
Sau mỗi bước cần rút kinh nghiệm, hoàn thiện cách làm cho các bước tiếp theo. Tầm nhìn và mục tiêu cho các bước tiếp theo có thể được điều chỉnh khi có thêm hiểu biết và kinh nghiệm.