Những vấn đề cốt lõi của Chuyển đổi số – Phần 3

Công nghệ: Hạ tầng số và nền tảng số
Mặc dù chúng ta không nói đến công nghệ như yếu tố quyết định đầu tiên của chuyển đổi số, công nghệ hiển nhiên có vai trò hết sức quan trọng, vì có chuyển đổi do có những đột phá của khoa học và công nghệ.
Trong Chương Một ta đã đề cập tóm tắt về các công nghệ số và Trí tuệ nhân tạo, và phân biệt những công nghệ số phổ quát dùng cho mọi lĩnh vực (như điện toán đám mây, Internet vạn vật, chuỗi khối…) và những công nghệ số chuyên dụng (như Fintech, BIM…). Trong Chương Hai này ta bàn những điều cơ bản về việc dùng công nghệ số trong chuyển đổi số, tức dùng công nghê trong việc thay đổi cách sống, cách làm việc trên môi trường thực-số. Ta sẽ tập trung vào hai vấn đề cơ bản nhất của công nghệ trong chuyển đổi số: Hạ tầng số và Nền tảng số.
Hạ tầng của một môi trường là các phương tiện, tài nguyên, hệ thống có vai trò nền móng cho mọi hoạt động trên môi trường đó, mà không có thì xã hội không thể thay đổi và phát triển. Trên môi trường truyền thông của các thực thể, các hạ tầng chính yếu đường xá, cầu cống, cảng biển, sân bay, trường học, bệnh viện, sân vận động, nhà hát…Vậy trên môi trường thực-số, hạ tầng số là gì?
Theo nghĩa chung, hạ tầng của môi trường thực-số là các phương tiện, tài nguyên, hệ thống có vai trò nền móng mà không có thì xã hội không thay đối và phát triển được. Do đặc điểm cơ bản của môi trường thực-số là dữ liệu và kết nối, nhu cầu và việc xây dựng hạ tầng số cũng xoay quanh hai đặc điểm này.
Trong ST-235 chúng tôi nhìn hạ tầng số theo nghĩa hẹp với ba thành phần: hạ tầng kết nối, hạ tầng dữ liệu, và hạ tầng ứng dụng. Hạ tầng số còn có thể nhìn theo nghĩa rộng với ba thành phân kể trên cùng hạ tầng pháp lý và hạ tầng nhân lực [13].
Hạ tầng kết nối (hạ tầng kỹ thuật) bao gồm hạ tầng thiết bị và kết nối. Hạ tầng thiết bị chủ yếu là các hệ thống máy tính, gồm máy trạm, máy chủ, các thiết bị đầu cuối, các máy tính di động… Các hệ thống máy tính có thể khác nhau, từ rất lớn như các hệ siêu máy tính với nhiều nghìn lõi đến các hệ máy trung bình và nhỏ, như hệ thống của các doanh nghiêp vừa và nhỏ. Hạ tầng kết nối cần đám bảo đuợc sự liên thông và tốc độ truyền thông cao. Hạ tầng kết nối hiện đại được xây dựng với mô hình hạ tầng điện toán đám mây, mạng cáp quang bǎng thông rộng, kết nối di động.
Hạ tầng dữ liệu gồm các nguồn dữ liệu quan trọng cần cho các hoạt động của tổ chức hay cá nhân, cùng các công nghệ, quy trình, các chỉ dẫn cách tạo dựng, tổ chức, vận hành, quan lý và sử dụng dữ liệu.
Trong khu vực nhà nước, hạ tầng dữ liệu là các cơ sở dữ liệu trọng yếu của quốc gia (dân số, đất đai, tài chính, bảo hiểm, nông nghiệp, sức khoẻ, giáo dục…), cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các bộ ngành, các tỉnh thành, địa phương… được xây dựng với các công nghê thu thập, lưu trữ, quản lý dữ liệu, tạo điều kiện cho dịch vụ công, đảm bao sự minh bạch và làm rõ trách nhiệm giải trình.
Trong khu vực tư nhân, hạ tầng dữ liệu là các cơ sở dữ liệu riêng của các doanh nghiệp và tổ chức, là “nǎng lượng” để các tổ chức này theo đuổi đổi mới sáng tạo, để thay đổi cách hoạt động trên môi trường thực-số.
Trong xã hội, dữ liệu truyền thông như thư viện, tài liệu, phim, ảnh, bản đồ, cảnh quan… đang dần được số hóa.
Cùng với các nguồn dữ liệu thu thập theo chú ý, có một lượng dữ liệu ngày càng lớn đuợc các thiết bị và ứng dụng sinh ra. Tỷ trọng của loại dữ liệu này sẽ ngày càng tǎng do được thu thập từ mạng lưới cảm biến, các đài quan sát, điện thoại di động, mạng xã hội và từ mạng lưới Internet vạn vật.
Hạ tầng ứng dụng (số) gồm các công nghệ số, các hệ thống và công cụ xây dựng trên các công nghệ số cần cho hoạt động của con người trên môi trường thực-số.
Nền tảng – cách gọi đơn giản của nền tảng số (digital platform), một loại hạ tầng ứng dụng – là các hệ thống thông tin trực tuyến, khai thác hai đặc điểm dữ liệu và kết nối của môi trường thực-số và các công nghệ số để tạo thành các công cụ số cho các hoạt động của con người. Các nền tảng rất đa dạng, và phổ biến thuộc hai loại: nền tảng giao dịch (transaction platform) – môi trường và công cụ kết nối các thực thể, và nền tảng đổi mới sáng tạo (innovation platform) – môi trường và công cụ hỗ trợ con người phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới.
Các nền tảng có vai trò công cụ hết sức quan trọng khi con người thay đổi cách sống, làm việc trên môi trường thực-số. Nếu trước kia người dân phải ra chợ đầu làng hay chờ đến phiên thì giờ đây có “chợ” nền tảng lúc nào cũng có thể dễ dàng rao bán sản phẩm hoặc tìm mua thứ mình cần. Các nền tảng giáo dục, các học liệu số đang và sẽ hỗ trợ con người tự học được rất nhiều thứ họ muốn. Rồi đây các doanh nghiệp thu thập được dữ liệu khi dùng các nền tảng phân tích kinh doanh sẽ thấu hiểu các hoạt động về sản xuất, tài chính tiếp thị, bán hàng, khách hàng và nhân sự của doanh nghiệp… [8].
Theo [12], các nền tảng giao dịch trong kinh doanh được chia thành nǎm nhóm:
– Nền tảng của nhà sản xuất kết nối trực tiếp với khách hàng (Disney, Nike…)
– Nền tảng kết nối các nhà bán lẻ với khách hàng (Netflix, Tiki, Shopee…)
– Nền tảng kết nối điều phối đám đông, huy đông cá nhân làm nhà cung cấp (Uber, Airbnb, Grab…)
– Nền tảng cua nhà tao lập thị trường, kết nối người sản xuất với khách hàng (Amazon, Expedia, Marketplace…)
– Nền tảng của nhà tạo mạng lưới ngang hàng, hình thành và tổ chức cộng đồng người dùng (YouTube, Facebook…)
Một vài ví dụ về nền tảng đổi mới sáng tạo như:
-Kaggle, một nền tảng để thực hiện và chia sẻ dữ liệu giữa những người làm nghiên cứu và phát triển về khoa học dữ liệu,
– Scikit-learn, một thư viện mở về các thuật toán học máy được viết trên ngôn ngữ Python.
– Power BI (Business Intelligence) là một nền tảng của Microsoft cho phân tích kinh doanh, cho phép người dùng kết nối với hàng trǎm nguồn dữ liệu khác nhau đế tạo thông tin chi tiết của mình, bao gồm các ứng dụng Oracle, Facebook, Sybase và Microsoft.Power BI cũng có một cộng đồng người dùng đông đảo để giúp mỗi cá nhân tận dụng được các dịch vụ của nền tảng.
FPT.AI là nền tảng của tập đoàn FPT nhằm hỗ trợ con người trong quá trình tự động ra quyết định với các phương pháp và công cụ của trí tuệ nhân tạo.
Khi thiết kế và triển khai hạ tầng số của tổ chức cần ưu tiên khai thác các nền tảng có sẵn của môi trường số xung quanh, sử dụng các công nghệ số như điện toán đám mây, Internet vạn vật, blockchain (cho việc tạo và lưu giữ dữ liêu) và trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, khoa học dữ liệu (cho việc khai thác, sử dụng dữ liệu). Ðối với một tổ chức, hạ tầng số cần phải:
– Ðủ mạnh và đảm bảo an ninh, an toàn.
– Có kiến trúc chung được xây dựng một cách hiện đại, chuyên nghiệp, phù hợp với chiến lược chuyển đổi số của tổ chức và tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế và quy chuẩn kỹ thuật để đảm bảo mọi cấu phần hoạt động đồng bộ.
– Có kiến trúc mở đế đảm bảo có thể đầu tư bổ sung, nâng cấp liên tục theo kịp tiến trình chuyển đổi số, sự phát triển của tổ chức và các tiến bộ công nghệ. Do công nghệ thay đổi rất nhanh theo hướng ngày càng hiện đại hơn, hiệu quả hơn nên kiến trúc mở cho phép liên tục cập nhật, nâng cấp mà không phá vỡ cấu trúc chung, không phải đập đi làm lại.
– Đầu tư hạ tầng số phải đồng bộ với tiến trình chuyển đổi số.
Việc xây dựng hạ tầng trên môi trường thực-số về cơ bản gồm hai nhóm việc: Một là xây dựng các loại hạ tầng số mới như ta kể trên và hai là nâng cấp các hạ tầng truyền thống như cầu cống, đường xá, bến cảng, sân bay… bằng cách thêm “phần số” vào các hạ tầng này (chẳng hạn gắn thêm cảm biến, đo đạc dữ liệu và phân tích, điều khiển, quản lý các hạ tầng truyền thống).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *