Những vấn đề cốt lõi của Chuyển đổi số – Phần 1

Khi tiến hành bất cứ hoạt động chuyển đổi số nào, dù là để đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới, chuyển đổi quy trình vận hành hay thay đổi phương thức quản trị, tổ chức cần bổ sung năng lực dữ liệu và nền tảng kết nối cùng với các biện pháp đảm bảo an ninh – an toàn tương ứng. Để triển khai thành công sự thay đổi này cần tiến hành giải quyết một cách đồng bộ nǎm vấn đề cốt lõi, đó là: con người (nhận thức, năng lực số, văn hóa đổi mới sáng tạo), thể chế (hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định chế nội bộ), công nghệ (hạ tầng số), lộ trình (xây dựng lộ trình chuyển đổi số) và quản trị thực thi (Hình 2.6)
Chú ý rằng ba thành phần về con người, thể chế, công nghệ được trình bày trong hệ sinh thái thực-số chỉ ra những việc cần làm, sau đây sẽ trình bày cách thức làm ba việc đó như thế nào. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi một cách sâu sắc, do đó quản trị sự thay đổi có vai trò quan trọng đảm bảo cho các nỗ lực chuyển đổi số thành công. Hai vấn đề lộ trình và quản trị thực thi chính là để thể hiện nội dung quan trọng này.
1 Con người: Nhân thức, năng lực số và vǎn hóa đổi mới sáng tạo
Nói đến con người là nói đến nguồn lực con người trong và ngoài tổ chức, là nói đến nhận thức của các thành viên và của cả tổ chức; là nói đến nǎng lực số của từng cá nhân và của cả tổ chức; và là nói đến văn hóa đổi mới sáng tạo của tổ chức. Con người làm nên chuyển đổi số, và cũng chính nhận thức chưa đầy đủ của con người tạo ra lực cản lớn nhất của chuyển đổi số.
Nhân thức của con người là yếu tố quan trọng và quyết định nhất của chuyển đổi số. Nhận thức ở đây bao gồm nhận thức về việc tại sao phải chuyển đổi số cũng như chuyển đổi số là làm gì và làm như thế nào.
Tính tất yếu của chuyển đổi số phải được khẳng định và theo nguyên tắc tổng thể và toàn diện điều này sẽ tác động đến từng cá nhân trong tổ chức. Mỗi người cần nhận thức rằng khi tổ chức tiến hành chuyển đổi số, nếu ai không theo kịp sự thay đổi sẽ không có chỗ đứng trong tưong lai. Khi cả xã hội chuyển đổi, nếu không có các phẩm chất cần thiết đế làm việc trong môi trường thực-số thì dù chuyển đi đâu cũng khó có thể tồn tại được.
Trong bối cảnh truyền thông mạnh mẽ về chuyển đổi số như hiện nay, sự cần thiết phải chuyển đổi số của các tổ chức đã được khẳng định. Lúc này, nhận thức về làm chuyển đổi số thế nào là nhận thức quan trọng nhất. Chuyển đổi số là chuyện mới và phức tạp, chưa có những hình mẫu hay bài học kinh nghiệm để học theo, do đó làm chuyển đổi số thế nào đòi hỏi mỗi lãnh đạo, mỗi tổ chức cần phải học tập, trang bị phương pháp, đối mới tư duy để tự tìm ra cách thay đổi của mình. Cuốn sách này cũng nhằm góp một phần vào trả lời câu hỏi đó.
Nǎng lực số của các cá nhân trong một tổ chức là các kiến thức và kỹ năng cần cho công việc của cá nhân đó trên môi trường số. Năng lực số của một tổ chức là nǎng lực làm việc nhóm với dữ liệu, với các nền tảng, quản trị tri thức, khả năng thu nhận kiến thức và kỹ năng từ nguồn bên ngoài. Ba cặp nguyên tắc của chuyển đổi số trình bày ở phần trên nhấn mạnh yêu cầu chính chủ: không ai có thể làm chủ việc chuyển đổi số của mình nếu không có hiểu biết về những vấn đề cơ bản của chuyển đổi số, về các công nghệ số liên quan (tất nhiên không cần ở mức của các kỹ sư công nghệ).
Những nǎng lực này chỉ có thể có qua huấn luyện và thực hành, được cải thiện qua thực tế hoạt động chuyển đổi số của cá nhân và tổ chức.
Vǎn hóa đổi mới sáng tạo của một tổ chức là vǎn hóa chấp nhận cái mới, cái đột phá, chấp nhận mạo hiểm, sẵn sàng chia sẻ ý tưởng kiến thức, kỹ nǎng và dữ liệu giữa các thành viên của tổ chức. Tổ chức phải làm sao để văn hóa đổi mới sáng tạo ngấm sâu vào mỗi thành viên, mỗi người cần luôn tự hỏi có cách nào làm việc đang làm tốt hơn không và mạnh dạn đưa ra tập thể thảo luận.
Chuyển đổi số là môt hoạt động đổi mới sáng tạo và đặc điểm chính của một tổ chức số là nǎng lực đổi mới sáng tao. Vì vậy xây dựng vǎn hóa đổi mới sáng tao là môt vấn đề cốt lõi của chuyển đổi số đối với mọi tổ chức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *